Guide: MDMA: Hướng dẫn sử dụng “liều thuốc tình yêu” để chữa lành

MỞ ĐẦU

Mặc dù hiện tại MDMA đang dần được hợp pháp hóa, nhưng nhiều năm trước đây, chỉ một số ít người có thể hình dung điều này trở thành hiện thực.

Trong nhiều thập kỷ, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về loại thuốc ảo giác phi cổ điển “non-classical psycholocial drug” (thường được nhiều người biết đến với tên gọi là ecstasy hay molly) gây ra tổn thương não và co giật ở những người thích tiệc tùng khiến nhiều người sợ hãi và kì thị.

Khi nghiên cứu MDMA bắt đầu triển khai từ những năm 2010, hàng loạt thử nghiệm và nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy rằng hợp chất này có tiềm năng mang lại những lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Một vài bằng chứng cho thấy rằng độc tính thần kinh có trong MDMA tác dụng trên cơ thể người có thể đang bị thổi phồng quá mức về những nguy hại mà nó có thể gây ra. Trên thực tế, các nghiên cứu tiến hành trên việc chụp ảnh não bộ gần đây đã chứng minh MDMA không gây tổn thương lâu dài cho hệ thống serotonin. Ngày nay, nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng nếu MDMA an toàn, được sử dụng trong tầm kiểm soát, và hợp pháp thì sẽ giảm thiểu mức độ gây hại và có thể là dùng để điều trị cho các tình trạng tối loạn lo âu (PTSD).(1)

Nhà trị liệu tâm lý Charley Wininger đã giải thích trong bài Listening to Ecstasy: The Transformative Power of MDMA, “MDMA là một loại thuốc trung gian. Nó mở ra cánh cổng cho phép ta khám phá xúc giác, cảm xúc, tâm hồn và cũng đồng thời mở cửa trái tim ta”.

Tiến sĩ Wininger cho rằng làm thế nào MDMA có thể là chìa khóa cho một mối quan hệ lành mạnh trong bài viết này về cách “liều thuốc tình yêu” có thể cứu vãn được mối quan hệ của bạn. Trong bài báo của mình, tiến sĩ Wininger trao đổi với một cặp vợ chồng đang sử dụng MDMA kết hợp với phương pháp trị liệu cặp đôi để hàn gắn mối quan hệ của họ. Trải nghiệm của họ và những phát hiện của anh ấy cho thấy MDMA đã giành được danh hiệu “liều thuốc tình yêu”.

Nguồn gốc ra đời của MDMA

Công ty dược phẩm Merck lần đầu tiên sản xuất MDMA vào năm 1912. Cuối những năm 1970, Methylenedioxymethamphetamine hay còn gọi là MDMA trở nên phổ biến trong các phương pháp trị liệu tâm lý. Claudio Naranjo, bác sĩ tâm thần người Chile, đã trở thành một trong những nhà trị liệu MDMA nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Khoảng năm 1980, Ann Shulgin, vợ của nhà hóa học Alexander Shulgin (được mệnh danh là “Godfather of ecstasy”), bắt đầu sử dụng MDMA cho bệnh nhân trong quá trình trị liệu. Nghiên cứu mới nhất về MDMA tập trung vào việc sử dụng hợp chất này để cải thiện việc điều trị các vấn đề tâm thần. Sau quá trình nghiên cứu, hợp chất này đã cho thấy tiềm năng giúp ích về việc điều trị PTSD, nó đóng vai trò như một công cụ trong liệu pháp trị liệu cặp đôi, và thậm chí có một số tiềm năng trong việc điều trị chấn thương sọ não.(2,3,4,5,6,7,8)

Năm 1985 MDMA bị cho là bất hợp pháp, buộc phải tiến hành thí nghiệm và sử dụng ngầm. Trong khoản thời gian này, và trong suốt những năm 1990 và đầu năm 2000, nó chủ yếu gắn liền với văn hóa ăn chơi thác loạn, người dùng loại thuốc này để tăng khả năng cảm thụ âm nhạc và tăng cảm giác kích thích, thân mật và hưng phấn. Tuy nhiên, loại thuốc này nay không chỉ  sử dụng trong các club mà còn được sử dụng trong lĩnh vực điều trị sức khỏe tâm thần.

Trải nghiệm khi sử dung MDMA

MDMA là một chất xúc cảm, nó làm tăng cảm giác đồng cảm, lòng trắc ẩn, tình cảm, sự thân mật và cởi mở về mặt cảm xúc. MDMA thường được coi là một loại chất thức thần phi cổ điển vì nó không tạo ra nhiều hiệu ứng ảo giác điển hình, chẳng hạn như những thay đổi sâu sắc về nhận thức và những trải nghiệm thần bí. Tuy nhiên, nó có thể tạo ra những thay đổi về cảm xúc và suy nghĩ. Như Allison A. Feduccia và Michael C. Mithoefer đã nêu trong một bài báo về liệu pháp hỗ trợ MDMA cho PTSD:

“Bằng cách giảm kích hoạt ở các vùng não liên quan đến các hành vi bộc lộ cảm xúc như sợ hãi và lo lắng, cụ thể là vùng hạch hạt nhân (amygdala) và thùy đảo (insula), đồng thời tăng khả năng kết nối giữa vùng hạch hạt nhân và vùng hippocampus ở não trước. MDMA cho phép chủ thể xử lý lại những ký ức đau thương và gắn kết cảm xúc với các quá trình trị liệu.”(8)

―Allison A. Feduccia and Michael C. Mithoefer

Trải nghiệm khi sử dụng MDMA thường giúp chủ thể cảm thấy đồng cảm hơn với bản thân và người khác, đó là lý do tại sao hợp chất này rất hữu ích trong việc chữa lành nổi đau cá nhân và xung đột giữa các mối quan hệ.

Hiệu quả của phương pháp trị liệu MDMA

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra liệu pháp tâm lý được hỗ trợ bởi MDMA có thể làm giảm bớt các triệu chứng của một số tình trạng khó điều trị. Chúng bao gồm PTSD, rối loạn sử dụng rượu (thường được gọi là nghiện rượu và lạm dụng chất gây nghiện), các triệu chứng rối loạn ăn uống và lo âu xã hội ở người lớn tự kỷ. (10,11,12,13,14)

Người ta ước tính rằng 3% đến 27% dân số ở Hoa Kỳ sẽ mắc bệnh PTSD vào một thời điểm nào đó trong đời, và khoảng 33% trong số đó được cho là có khả năng kháng thuốc (có nghĩa là bệnh nhân không đáp ứng với hai hoặc nhiều phương pháp điều trị). Trước khi MDMA được phân loại là chất cấm bảng I (một loại thuốc được cho là có nguy cơ lạm dụng cao và không có giá trị y tế), các bác sĩ tâm thần đã cho rằng hợp chất này có vẻ hữu ích vì nó đồng thời giảm khả năng phòng thủ và sợ hãi, đồng thời tăng sự thư giãn và tin tưởng. Những tác động này giúp bệnh nhân đối mặt với các tổn thương, thay vì trốn tránh chúng và cởi mở hơn với nhà trị liệu của họ.(15,16,17,18)

Phương pháp trị liêu MDMA dường như hữu ích khi các phương pháp điều trị khác có thể thất bại bởi tính dược học độc đáo của nó. MDMA tăng sự đồng cảm, sự tin cậy và sự hợp tác, điều này thông qua việc giải phóng serotonin, norepinephrine và oxytocin (thường được gọi là hormones hạnh phúc). Các loại thuốc truyền thống được kê đơn cho PTSD, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm SSRI. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân dùng SSRI gặp phải tác dụng “căng thẳng cảm xúc”: làm suy giảm cả cảm xúc tiêu cực và tích cực.(19,20,21,22)

Những người sử dụng MDMA (hay còn gọi là “thuốc tình yêu”) thường miêu tả trải nghiệm tràn đầy năng lượng, dễ chịu và hưng phấn của họ. Họ cũng có xu hướng bày tỏ những điều mà bình thường họ sợ hoặc xấu hổ khi thảo luận. MDMA cũng có thể khiến người dùng cảm thấy được kết nối nhiều hơn với những người họ yêu thương và có thể làm tăng cảm giác thân mật và gợi cảm. Trong trường hợp tư vấn cho các cặp đôi, nó có thể giúp các đối tác giải quyết những tổn thương từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ. Một ví dụ là nếu một người đã từng bị tấn công tình dục trước khi quan hệ và kết quả là gặp khó khăn trong việc thân mật.

Hiệu quả của phương pháp trị liệu MDMA

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra liệu pháp tâm lý được hỗ trợ bởi MDMA có thể làm giảm bớt các triệu chứng của một số tình trạng khó điều trị. Chúng bao gồm PTSD, rối loạn sử dụng rượu (thường được gọi là nghiện rượu và lạm dụng chất gây nghiện), các triệu chứng rối loạn ăn uống và lo âu xã hội ở người lớn tự kỷ. (10,11,12,13,14)

Người ta ước tính rằng 3% đến 27% dân số ở Hoa Kỳ sẽ mắc bệnh PTSD vào một thời điểm nào đó trong đời, và khoảng 33% trong số đó được cho là có khả năng kháng thuốc (có nghĩa là bệnh nhân không đáp ứng với hai hoặc nhiều phương pháp điều trị). Trước khi MDMA được phân loại là chất cấm bảng I (một loại thuốc được cho là có nguy cơ lạm dụng cao và không có giá trị y tế), các bác sĩ tâm thần đã cho rằng hợp chất này có vẻ hữu ích vì nó đồng thời giảm khả năng phòng thủ và sợ hãi, đồng thời tăng sự thư giãn và tin tưởng. Những tác động này giúp bệnh nhân đối mặt với các tổn thương, thay vì trốn tránh chúng và cởi mở hơn với nhà trị liệu của họ.(15,16,17,18)

Phương pháp trị liêu MDMA dường như hữu ích khi các phương pháp điều trị khác có thể thất bại bởi tính dược học độc đáo của nó. MDMA tăng sự đồng cảm, sự tin cậy và sự hợp tác, điều này thông qua việc giải phóng serotonin, norepinephrine và oxytocin (thường được gọi là hormones hạnh phúc). Các loại thuốc truyền thống được kê đơn cho PTSD, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm SSRI. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân dùng SSRI gặp phải tác dụng “căng thẳng cảm xúc”: làm suy giảm cả cảm xúc tiêu cực và tích cực.(19,20,21,22)

Những người sử dụng MDMA (hay còn gọi là “thuốc tình yêu”) thường miêu tả trải nghiệm tràn đầy năng lượng, dễ chịu và hưng phấn của họ. Họ cũng có xu hướng bày tỏ những điều mà bình thường họ sợ hoặc xấu hổ khi thảo luận. MDMA cũng có thể khiến người dùng cảm thấy được kết nối nhiều hơn với những người họ yêu thương và có thể làm tăng cảm giác thân mật và gợi cảm. Trong trường hợp tư vấn cho các cặp đôi, nó có thể giúp các đối tác giải quyết những tổn thương từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ. Một ví dụ là nếu một người đã từng bị tấn công tình dục trước khi quan hệ và kết quả là gặp khó khăn trong việc thân mật.

MDMA có hợp pháp không?

Năm 2017, FDA đã cấp chỉ định Breakthough Therapy designation (Liệu pháp đột phá) cho liệu pháp tâm lý được hỗ trợ bởi MDMA cho PTSD dựa trên kết quả của một số thử nghiệm lâm sàng. Phương pháp trị liệu đột phá này là một loại thuốc có thể điều trị một tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng hoặc kết hợp với một hoặc nhiều loại thuốc bổ sung. Điều đó cũng có nghĩa là có bằng chứng cho thấy thuốc có thể cải thiện đáng kể so với các phương pháp điều trị hiện tại.(23,24,25)

Việc chỉ định phương pháp trị liệu này giúp đẩy nhanh quá trình phát triển và đánh giá thuốc. Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn III (một nghiên cứu kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của một loại thuốc mới so với lựa chọn điều trị hiện có) trên MDMA đã được công bố. FDA yêu cầu thử nghiệm Giai đoạn III trước khi phê duyệt một loại thuốc.

Ví dụ, hiệp hội Multidisciplinary Association for Psychedelic Studies (MAPS) vừa kết thúc thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn III sử dụng MDMA để điều trị PTSD. Thử nghiệm cho thấy những kết quả tích cực, với 67% người tham gia không còn đáp ứng tiêu chuẩn về PTSD sau ba buổi so với 32% ở nhóm dùng giả dược (những loại thuốc không có dược chất, không có giá trị chữa bệnh lâm sàng.). Ngoài ra, 88% số người tham gia được điều trị bằng MDMA đã giảm các triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng.(26)

Dựa trên tiến trình này, liệu pháp MDMA (để điều trị PTSD) có thể sẽ sớm được hợp pháp hóa. Phương pháp điều trị này đang được FDA chấp thuận vào năm 2023, tại thời điểm đó, những bệnh nhân mắc bệnh này (không chỉ những người đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng) sẽ có thể tiếp cận phương pháp điều trị một cách hợp pháp.(27)

Tiếp cận liệu pháp tâm lý được hỗ trợ bởi MDMA

Điều quan trọng cần nhớ là MDMA vẫn đang được thử nghiệm lâm sàng và mặc dù kết quả cho đến nay rất hứa hẹn nhưng nó vẫn là một chất được kiểm soát. Tuy nhiên, phương pháp trị liêu bằng MDMA ngầm vẫn tồn tại ở một số nơi. Việc này thực tế có thể khó khăn và tiềm ẩn một số rủi ro về an toàn nếu các nhà trị liệu/hướng dẫn viên vô đạo đức. Tất nhiên, có rất nhiều nhà trị liệu đáng tin cậy và được kính trọng, và họ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho trải nghiệm MDMA của bạn một cách đồng cảm và có lợi, nhưng họ không thể làm như vậy một cách hợp pháp.

Bạn cũng có thể tham gia thử nghiệm lâm sàng mà bạn tìm thấy bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu này từ Psychedelic.support. Bằng cách tham gia một trong những thử nghiệm này, bạn có thể trải nghiệm cách thiết lập liệu pháp thức thần độc đáo và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của phương pháp điều trị.(28)

Hiện tại việc sử dụng MDMA trong điều trị vẫn chưa được hợp pháp. Nhưng nếu hợp chất này được hợp pháp hóa hoặc hợp pháp hóa ở bất kỳ thành phố hoặc quốc gia nào trong tương lai, thì việc điều trị bằng MDMA có thể mang lại tiềm năng. Ví dụ, MDMA và psilocybin gần đây đã được hợp pháp hóa ở Úc và việc xây dựng quy tắc sẽ hoàn tất vào năm 2024. Sau khi có các quy định phù hợp có thể mở ra cơ hội cho các trung tâm điều trị và tĩnh tâm MDMA thương mại.(29)

Rủi ro và tác dụng phụ của MDMA

Rất nhiều rủi ro nếu sử dụng MDMA cho mục đích giải trí. Một số người dùng thuốc tinh thể/bột hoặc viên nén MDMA mà không kiểm tra chất này. Sản phẩm có thể không phải là MDMA mà là một loại thuốc có hại hơn hoặc chứa một số MDMA và các tạp chất khác.

Những người sử dụng MDMA với mục đích giải trí có thể dùng thuốc liều cao, dùng lại thường xuyên. Họ có thể dành hàng giờ để khiêu vũ trong tình trạng mất nước trong môi trường nóng bức và thông gió kém. Tất cả những yếu tố này, ngoài việc dùng MDMA thường xuyên, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thần kinh (tổn thương não).(30)

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc sử dụng MDMA giải trí và gây ra các tổn thương ở não vẫn chưa rõ ràng. Sử dụng MDMA nhiều có thể làm hỏng thụ thể serotonin (một trong những chất có trong hormone hạnh phúc), tác động tiêu cực đến trí nhớ, học tập và tâm trạng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng MDMA ở liều lượng cho phép không liên quan tới độc tính hệ thần kinh.(30,31,32)

Phương pháp trị liệu MDMA bao gồm giới hạn liều lượng dùng vừa phải các hợp chất tinh khiết mà không có sự đe doạ của tăng nhiệt độ quá ngưỡng. Trong quá trình trị liệu có sự hỗ trợ của MDMA, các nhà cung cấp dịch vụ y tế luôn sẵn sàng theo dõi phiên điều trị của bạn và cung cấp hỗ trợ nếu bạn cần.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học, những người tham gia thử nghiệm không gặp phải sự cố ‘comedown’ thường thấy ở MDMA (tác động tiêu cực đến tâm trạng và nhận thức) khi họ dùng MDMA trong điều trị lâm sàng. Thay vào đó, những người tham gia trải nghiệm vào ban ngày, điều này đảm bảo giấc ngủ của họ không bị ảnh hưởng. Tiến sĩ Ben Sessa, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết điều này giúp giải thích tại sao không có cảm giác nôn nao.(33,34)

Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy liệu pháp MDMA tương đối an toàn nhưng vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ, bất kể bạn dùng thuốc trong trường hợp nào. Một nghiên cứu cho thấy các tác dụng phụ phổ biến nhất của MDMA bao gồm nghiến răng, đổ mồ hôi, khát nước, buồn nôn, nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh, căng cơ và mờ mắt. Những tác dụng phụ MDMA này chỉ xảy ra trong quá trình điều trị.(35,36,37)

“Molly” tác động đến tâm trí và tinh thần như thế nào?

MDMA thường không giống những gì các nhà nghiên cứu đã định nghĩa là “trải nghiệm thần bí”, đây là một trong những điểm khác biệt của nó với một số loại chất thức thần cổ điển như LSD và psilocybin (nấm thức thần). Điều này không có nghĩa là nó không ảnh hưởng đến người dùng về mặt tinh thần. Bằng chứng cho thấy MDMA có thể mang lại trải nghiệm tâm linh mạnh mẽ, mặc dù nó có xu hướng khác biệt với những trải nghiệm “đột phá” đầy kịch tính do chất thức thần khác mang lại.

Nếu các loại thuốc như LSD và DMT mang lại những trải nghiệm thần bí liên quan đến bản chất của thực tế thì trải nghiệm bắt nguồn từ MDMA liên quan nhiều hơn đến bản chất của các mối quan hệ, dù là với chính chúng ta hay với người khác. Với tư cách là một người đồng cảm, khả năng tăng cường sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự thân mật của MDMA có thể cải thiện đáng kể các kết nối cá nhân hoặc giữa các cá nhân, do đó, có thể tác động sâu sắc đến ý thức. Nhiều người dùng cũng đã báo cáo giai thoại rằng MDMA truyền cảm hứng kết nối mạnh mẽ hơn với môi trường tự nhiên hoặc nghệ thuật — đặc biệt là âm nhạc. Đây là lý do tại sao MDMA thường được kết hợp với khiêu vũ và âm nhạc.

Sẵn sàng cho hành trình MDMA

Sử dụng MDMA kéo dài khoảng 3-6 giờ. Nó không phải là một trải nghiệm khắt khe về mặt tâm lý như LSD hay DMT – hoàn toàn ngược lại. Hầu hết những người tham gia thử nghiệm đều báo cáo rằng trải nghiệm MDMA hầu như đều dễ chịu (do đó có biệt danh là “cực lạc”) và hiếm khi những người sử dụng nó trải qua bất cứ điều gì giống như một “chuyến đi tồi tệ”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hành trình MDMA của bạn sẽ không được hưởng lợi từ việc chuẩn bị. Đặc biệt nếu bạn hy vọng tối đa hóa tiềm năng điều trị của MDMA. Điều này có nghĩa là phải nỗ lực một chút để “thiết lập tâm trí và bối cảnh sử dụng” một cách thích hợp.

“Thiết lập tâm trí” chỉ ra tình trạng sức khỏe của mỗi người, cả thể chất và tinh thần. Cho dù dùng MDMA để giải trí hay trị liệu, có một số điều bạn có thể làm để chuẩn bị cho mình trước chuyến hành trình:

  • Tự giáo dục bản thân:

Đọc về những trải nghiệm ghi nhận từ những người tham gia vào quá trình thử nghiệm và nói về nó với những người khác đã thử MDMA. Điều này sẽ trang bị tốt hơn cho bạn để đưa ra quyết định trải nghiệm.

  • Có chủ đích

Dành thời gian để cân nhắc các mục tiêu của bạn liên quan đến cuộc hành trình và những gì bạn hy vọng thu được từ nó. Viết nhật ký có thể giúp ích. Ngay cả khi bạn chỉ sử dụng MDMA cho mục đích giải trí, bạn nên làm như vậy với sự hiểu biết về những gì bạn hy vọng nó sẽ mang lại trải nghiệm. Chắc chắn, bạn sẽ muốn xem xét điều này trong môi trường trị liệu.

  • Chuẩn bị cơ thể của bạn

MDMA đòi hỏi về mặt thể chất, đặc biệt nếu bạn định dùng với mục đich giải trí như nhảy, khiêu vũ hoặc nếu bạn sẽ tham gia trị liệu thông qua thử nghiệm lâm sàng. Chuẩn bị cơ thể bằng cách ăn uống lành mạnh vài ngày trước chuyến đi. Một số người thích nhịn ăn vào ngày hôm trước và/hoặc vào buổi sáng của chuyến hành trình. Trong khi số khác lại thích ăn trước để tránh bị đói trong quá trình trải nghiệm. Hãy xem xét cái nào là tốt nhất cho cơ thể của bạn. Nếu bạn quyết định ăn trước, hãy làm một bữa ăn nhẹ. Trong quá trình trải nghiệm hãy uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

  • Chuẩn bị trạng thái tinh thần của bạn

Mặc dù bạn có thể đang tìm kiếm trải nghiệm thức thần để giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý, nhưng bạn không bao giờ nên tham gia vào phương pháp này khi đang trải qua các triệu chứng đau buồn. Cố gắng giữa tâm trí bình ổn trước khi dùng MDMA. Nhiều người thấy rằng thiền và yoga có ích. Nếu bạn lo lắng về MDMA và sức khỏe tâm thần của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ y tế về việc sử dụng MDMA để giải trí và/hoặc làm thuốc.

“Bối cảnh” là các bối cảnh xã hội và vật chất mà bạn sẽ dùng thuốc. Điều này có nghĩa là ở đúng nơi, có đúng người.

Một vài gợi ý:

  • Đảm bảo rằng bạn đang ở trong một không gian an toàn về mặt vật lý và pháp lý đáng tin cậy trong suốt hành trình MDMA của bạn.
  • Sẽ dễ chịu hơn nếu bạn có không gian trong nhà và ngoài trời.
  • MDMA nổi tiếng với khả năng tăng cường sự thân mật thể xác, kích thích tình dục và ham muốn tình dục. Đảm bảo rằng bạn đang ở cạnh những người mà bạn tin tưởng trong những trường hợp này.
  • Hãy nhận biết mức độ tiếng ồn. Mở nhạc để khiêu vũ là một ý tưởng hay, nhưng hãy lưu ý đến hàng xóm và những người xung quanh, vì lợi ích của bạn và của họ. Bạn không muốn bị làm phiền bởi lời phàn nàn về tiếng ồn.
  • Luôn chuẩn bị nước trong tầm tay. Rủi ro phổ biến nhất liên quan đến MDMA là quá nóng và mất nước.

Việc thiếp lập và chuẩn bị môi trường để sử dụng khá dễ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu dường như không đề cập đến điều này trong môi trường lâm sàng hoặc thử nghiệm. Theo Charley Wininger, LP, LMHC, đồng thời là tác giả của Listening to Ecstasy (Lời thì thầm của thuốc lắc): Sức mạnh biến đổi của MDMA, tồn tại một số cách chính để thiết lập và tạo môi trường sử dụng môi trường y tế.

“Tất cả các thử nghiệm lâm sàng đều là về thiết lập tâm trí và bối cảnh sử dụng: Thiết lập tâm trí (tư duy) được hình thành từ khách hàng (với các thử nghiệm lâm sàng) trong một số buổi học trước khi dùng thuốc, nơi thực hiện việc tiếp nhận; mối liên hệ giữa nhà trị liệu và khách hàng được thiết lập, những kỳ vọng thực tế được đặt ra, các câu hỏi và mối quan tâm được giải quyết, v.v. Bối cảnh (môi trường xung quanh) cũng là một phần riêng biệt của các thử nghiệm lâm sàng với một căn phòng thoải mái (tức là có cảm giác như ở nhà). Chẳng hạn như một chiếc ghế dài hoặc nệm thoải mái, ánh sáng yếu, có thể là một vài bông hoa, phòng tắm gần đó, tấm che mắt, âm nhạc khơi gợi qua tai nghe hoặc loa, v.v.”

―Charley Wininger, LP, LMHC

Hơn nữa, Hướng dẫn sử dụng MAPS cho Liệu pháp hỗ trợ MDMA cũng có các khuyến nghị tương tự. Mặc dù có sự tương đồng nhưng cũng có một số điểm khác biệt chính:

  • Tầm quan trọng của hỗ trợ xã hội:

MAPS nhấn mạnh rằng bạn nên đảm bảo rằng bạn có một nhóm xã hội hỗ trợ. Họ khuyên bạn nên nhờ bạn bè, đối tác, thành viên gia đình hoặc người thân yêu khác dành thời gian cho bạn khi kết thúc buổi trị liệu được hỗ trợ bởi MDMA. Điều này cần được làm rõ với bác sĩ trị liệu của bạn để giúp người thân của bạn hiểu được sự hỗ trợ về mặt tinh thần mà bạn có thể cần và xác định điều gì là phù hợp sau buổi trị liệu.

  • Âm nhạc như một công cụ trị liệu:

Các nhà nghiên cứu và bác sĩ y khoa làm việc với MAPS rất coi trọng việc sử dụng âm nhạc như một công cụ trị liệu. Họ tạo danh sách phát được tuyển chọn cẩn thận nhằm giúp bệnh nhân thư giãn và tối đa hóa tác động của MDMA. Âm nhạc được cung cấp được kết hợp với kính che mắt và tai nghe. Điều này nhằm mục đích giúp bạn thư giãn và tận hưởng trải nghiệm nhiều nhất có thể.

  • Vai trò của nhà trị liệu của bạn trong liệu pháp hỗ trợ MDMA:

MAPS coi vai trò và thái độ của nhà trị liệu đối với việc hỗ trợ tinh thần là một phần quan trọng của quá trình trị liệu. Các nhà trị liệu MDMA được kỳ vọng sẽ là người hướng dẫn đồng cảm trong suốt quá trình và hỗ trợ những bệnh nhân duy trì sự hiện diện trong quá trình trải nghiệm. Họ ở đó để giúp hướng dẫn bạn trong khi bạn xử lý bất kỳ chấn thương hoặc ký ức khó khăn nào có thể nảy sinh trong quá trình điều trị của bạn. Chúng cũng giúp duy trì cái mà MAPS gọi là “sự cân bằng tinh tế giữa trải nghiệm bên trong và sự khám phá trải nghiệm có kết thúc mở an toàn”.

Đây chỉ là một vài ví dụ từ cuốn sổ tay hướng dẫn MAPS cho Trị liệu được hỗ trợ bằng MDMA. Cho dù bạn dự định tham gia thử nghiệm lâm sàng, sử dụng MDMA để giải trí để tự phát triển hay trải qua liệu pháp hỗ trợ MDMA khi nó trở nên phổ biến rộng rãi hơn, thì việc xem lại toàn bộ hướng dẫn sử dụng của họ có thể là một ý tưởng hay. Bạn có thể tìm thấy nó tại MAPS.org. Nó có sẵn dưới dạng PDF miễn phí, có thể tải xuống.(38)

Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình trải nghiệm MDMA?

Trong khi các loại chất thức thần khác có thể mang lại các cảm xúc tâm lý khó đoán kèm theo những thay đổi cảm xúc trong suốt hành trình của chúng. Hầu hết người dùng báo cáo rằng trải nghiệm MDMA khá nhất quán.

Quá trình tiến triển thường diễn ra như sau:

  • Bạn sử dụng MDMA và không có gì xảy ra trong khoảng 30-45 phút.
  • Khi thuốc bắt đầu hoạt động, ban đầu bạn sẽ nhận thấy ánh sáng và màu sắc có thể bắt đầu sống động khác thường; rồi đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng mình cảm thấy cực kỳ dễ chịu về thể chất và tinh thần. Cảm giác này ban đầu rất khó nhận thấy nhưng dần dần tăng lên. Bạn có thể cảm thấy ấm áp và bắt đầu đổ mồ hôi.
  • MDMA nổi tiếng với khả năng tăng cường sự ham muốn thân mật thể xác, kích thích tình dục. Đảm bảo rằng bạn đang ở cạnh những người mà bạn tin tưởng trong những trường hợp này.
  • Thông thường, mức MDMA cao sẽ đạt đỉnh và ổn định trong vòng một đến hai giờ. Trong giai đoạn này, hầu hết mọi người đều cho biết họ cảm thấy tuyệt vời. Sự tiếp xúc cơ thể trở nên vô cùng dễ chịu và bạn có thể sẽ cảm thấy gần như vô điều kiện về tình yêu và lòng trắc ẩn đối với bản thân và những người xung quanh. Đây là lúc công việc bổ ích nhất được thực hiện trong môi trường trị liệu. Trong giai đoạn này, bạn có thể gặp phải hiện tượng biến dạng hình ảnh mạnh mẽ chẳng hạn như vết ánh sáng dai dẳng và màu sắc được chiếu sáng mạnh.
  • Một khi tác dụng của MDMA bắt đầu giảm bớt, bạn sẽ thường cảm thấy kiệt sức về thể chất và tinh thần, đôi khi khá nghiêm trọng.

Bạn có thể làm một vài điều để bù đắp tình trạng mệt mỏi này:(38,39)

  • Nói chuyện với bác sĩ trị liệu hoặc bạn bè về điều đó (đôi khi tất cả những gì cần làm là thảo luận về những cảm xúc tiêu cực này để xoa dịu chúng, đặc biệt nếu có tiếng cười)
  • Thiền hoặc tập yoga để làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn
  • Uống nhiều nước và ăn nhẹ (trái cây là lý tưởng nhất)
  • Đi bộ
  • Ngủ (39)

Sau hành trình trải nghiệm MDMA của bạn,  đến lúc bạn hoà nhập với cộng đồng. Đây là quá trình phân tích trải nghiệm của bạn để xác định xem nó có thể được áp dụng như thế nào vào cuộc sống hàng ngày. Trong môi trường trị liệu, một số hoạt động tiếp xúc với ánh sáng có thể sẽ được thực hiện ngay, mặc dù bạn có thể cảm thấy quá kiệt sức để bàn sâu về trải nghiệm của bạn. Đây là một phần lý do tại sao nhiều nhà trị liệu lên lịch để kiểm tra mức độ hoà nhập của bạn vào ngày hôm sau, đôi khi theo dõi một tuần hoặc thậm chí một tháng sau đó. Quá trình hội nhập thực sự là công việc năng động nhất được thực hiện khi sử dụng chất thức thần cho mục đích chữa bệnh. Nó có thể mang lại những kết quả đáng kinh ngạc, đặc biệt nếu bạn duy trì nó trong nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều tháng. Đây là công việc đẹp đẽ của cả cuộc đời nhằm tạo ra sự thay đổi lâu

Hoà nhập có nhiều hình thức, nhưng một số ví dụ phổ biến như:

  • Nói chuyện với nhà trị liệu chuyên ngành
  • Trò chuyện với người hướng dẫn trong quá trình trải nghiệm thuốc, những người bạn đồng hành, hoặc  là một người bạn không có mặt ở đó.
  • Viết nhật ký, viết thư cho chính mình hoặc người khác.
  • Sáng tạo nghệ thuật.
  • Thiền hoặc tập yoga.
  • Bắt đầu thực hành lòng biết ơn mỗi ngày
  • Thống nhất các bài học mỗi ngày. Ví dụ: nếu bạn cảm thấy lòng trắc ẩn ngày càng tăng trong suốt cuộc hành trình của mình, có lẽ bạn muốn khơi dậy cảm giác đó nhiều hơn trong cuộc sống bằng cách bắt đầu thực hành thiền về lòng nhân ái.

Dù hoà nhập dưới hình thức nào, hãy nhớ rằng đây là cơ hội để bạn ghi lại và sau đó quay trở lại với cảm giác phấn chấn, cởi mở, chấp nhận vào tình yêu mà MDMA có thể mở mang tâm trí bạn.

Tài liệu này không nhằm mục đích thay thế hoặc thay thế bất kỳ lời khuyên pháp lý hoặc y tế nào. Luôn luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế về nhu cầu sức khoẻ của bạn. Chất thức thần là bất hợp pháp rộng rãi ở nhiều nơi bao gồm Việt Nam, và độc giả nên luôn luôn được thông báo về các quy định địa phương liên quan đến chất thức thần hoặc các loại thuốc khác.

Nguồn tham khảo

  1. Gamma, A., Buck, A., Berthold, T., Hell, D., & Vollenweider, F. X. 3,4-Methylenedioxymethamphetamine (MDMA) Modulates Cortical and Limbic Brain Activity as Measured by [H215O]-PET in Healthy Humans. Neuropsychopharmacology, 23, 388–395. https://doi.org/10.1016/S0893-133X(00)00130-5 
  2. Missouri HB2429 | 2022 | Regular Session. (n.d.). LegiScan. Retrieved March 23, 2023, from https://legiscan.com/MO/text/HB2429/id/2473898
  3. Zawilska, J. B., Kacela, M., & Adamowicz, P. (2020, January 20). NBOMes–highly potent and toxic alternatives of LSD. Frontiers. Retrieved March 23, 2023, from https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnins.2020.00078/full
  4. Hope and hype: psychedelic drugs still to prove value in clinical trials. (2022, May 27). Clinical Trials Arena. https://www.clinicaltrialsarena.com/analysis/psychedelic-clinical-trials/
  5. Jarnow, J., & Jarnow, J. (2016, October 7). LSD Now: How the Psychedelic Renaissance Changed Acid. Rolling Stone. https://www.rollingstone.com/feature/lsd-now-how-the-psychedelic-renaissance-changed-acid-115775/
  6. Freudenmann, R. W., Öxler, F., & Bernschneider-Reif, S. (2006). The origin of MDMA (ecstasy) revisited: the true story reconstructed from the original documents. Addiction101(9), 1241–1245. https://doi.org/10.1111/j.1360-0443.2006.01511.x
  7. Passie, T. (2018). The early use of MDMA (“Ecstasy”) in psychotherapy (1977–1985). Drug Science, Policy and Law4, 205032451876744. https://doi.org/10.1177/2050324518767442
  8. How did Alexander Shulgin become known as the Godfather of Ecstasy? (2014, June 3). The Guardian. https://www.theguardian.com/science/shortcuts/2014/jun/03/alexander-shulgin-man-did-not-invent-ecstasy-dead
  9. Feduccia, A. A., & Mithoefer, M. C. (2018). MDMA-assisted psychotherapy for PTSD: Are memory reconsolidation and fear extinction underlying mechanisms? Progress in Neuro-Psychopharmacology and Biological Psychiatry84, 221–228. https://doi.org/10.1016/j.pnpbp.2018.03.003
  10. Mitchell, J. M., Bogenschutz, M., Lilienstein, A., Harrison, C., Kleiman, S., Parker-Guilbert, K., Ot’alora G., M., Garas, W., Paleos, C., Gorman, I., Nicholas, C., Mithoefer, M., Carlin, S., Poulter, B., Mithoefer, A., Quevedo, S., Wells, G., Klaire, S. S., van der Kolk, B., … Doblin, R. (2021, May 10). MDMA-Assisted therapy for severe PTSD: A randomized, double-blind, placebo-controlled phase 3 study. Nature News. Retrieved March 23, 2023, from https://www.nature.com/articles/s41591-021-01336-3
  11. Wagner, A. C., Mithoefer, M. C., Mithoefer, A. T., & Monson, C. M. (2019, March 19). Combining cognitive-behavioral conjoint therapy for PTSD with 3,4-methylenedioxymethamphetamine (MDMA): A case example. Taylor & Francis. Retrieved March 23, 2023, from https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/02791072.2019.1589028?journalCode=ujpd20
  12. Sessa, B., Higbed, L., O’Brien, S., Durant, C., Sakal, C., Titheradge, D., Williams, T. M., Rose-Morris, A., Brew-Girard, E., Burrows, S., Wiseman, C., Wilson, S., Rickard, J., & Nutt, D. J. (2021). First study of safety and tolerability of 3,4-methylenedioxymethamphetamine-assisted psychotherapy in patients with alcohol use disorder. Journal of Psychopharmacology35(4), 375–383. https://doi.org/10.1177/0269881121991792
  13. Brewerton, T. D., Wang, J. B., Lafrance, A., Pamplin, C., Mithoefer, M., Yazar-Klosinki, B., Emerson, A., & Doblin, R. (2022). MDMA-assisted therapy significantly reduces eating disorder symptoms in a randomized placebo-controlled trial of adults with severe PTSD. Journal of Psychiatric Research149, 128–135. https://doi.org/10.1016/j.jpsychires.2022.03.008
  14. Danforth, A. L., Grob, C. S., Struble, C., Feduccia, A. A., Walker, N., Jerome, L., Yazar-Klosinski, B., & Emerson, A. (2018). Reduction in social anxiety after MDMA-assisted psychotherapy with autistic adults: a randomized, double-blind, placebo-controlled pilot study. Psychopharmacology235(11), 3137–3148. https://doi.org/10.1007/s00213-018-5010-9 
  15. Schein, J., Houle, C., Urganus, A., Cloutier, M., Patterson-Lomba, O., Wang, Y., King, S., Levinson, W., Guérin, A., Lefebvre, P., & Davis, L. L. (2021). Prevalence of post-traumatic stress disorder in the United States: a systematic literature review. Current Medical Research and Opinion37(12), 2151–2161. https://doi.org/10.1080/03007995.2021.1978417
  16. Disorder, C. on the A. of O. E. in the T. of P. S., Populations, B. on the H. of S., & Medicine, I. of. (2014). Diagnosis, Course, and Prevalence of PTSD. In www.ncbi.nlm.nih.gov. National Academies Press (US). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK224874/
  17. Mithoefer, M. C., Wagner, M. T., Mithoefer, A. T., Jerome, L., & Doblin, R. (2010). The safety and efficacy of ±3,4-methylenedioxymethamphetamine-assisted psychotherapy in subjects with chronic, treatment-resistant posttraumatic stress disorder: The first randomized controlled pilot study. Journal of Psychopharmacology25(4), 439–452. https://doi.org/10.1177/0269881110378371
  18. Thal, S. B., & Lommen, M. J. J. (2018). Current Perspective on MDMA-Assisted Psychotherapy for Posttraumatic Stress Disorder. Journal of Contemporary Psychotherapy48(2), 99–108. https://doi.org/10.1007/s10879-017-9379-2
  19. Borissova, A., Ferguson, B., Wall, M. B., Morgan, C. J., Carhart-Harris, R. L., Bolstridge, M., Bloomfield, M. A., Williams, T. M., Feilding, A., Murphy, K., Tyacke, R. J., Erritzoe, D., Stewart, L., Wolff, K., Nutt, D., Curran, H. V., & Lawn, W. (2020). Acute effects of MDMA on trust, cooperative behaviour and empathy: A double-blind, placebo-controlled experiment. Journal of Psychopharmacology35(5), 547-555. https://doi.org/10.1177/0269881120926673 
  20. Hysek, C. M., Schmid, Y., Simmler, L. D., Domes, G., Heinrichs, M., Eisenegger, C., Preller, K. H., Quednow, B. B., & Liechti, M. E. (2013). MDMA enhances emotional empathy and prosocial behavior. Social Cognitive and Affective Neuroscience9(11), 1645–1652. https://doi.org/10.1093/scan/nst161
  21. Averill, L. A., & Abdallah, C. G. (2022). Investigational drugs for assisting psychotherapy for posttraumatic stress disorder (PTSD): emerging approaches and shifting paradigms in the era of psychedelic medicine. Expert Opinion on Investigational Drugs31(2), 133–137. https://doi.org/10.1080/13543784.2022.2035358
  22. Goodwin, G. M., Price, J., De Bodinat, C., & Laredo, J. (2017). Emotional blunting with antidepressant treatments: A survey among depressed patients. Journal of Affective Disorders221, 31–35. https://doi.org/10.1016/j.jad.2017.05.048
  23. FDA Grants Breakthrough Therapy Designation for MDMA-Assisted Therapy for PTSD, Agrees on Special Protocol Assessment for Phase 3 Trials. (n.d.). Multidisciplinary Association for Psychedelic Studies – MAPS. https://maps.org/news/media/press-release-fda-grants-breakthrough-therapy-designation-for-mdma-assisted-psychotherapy-for-ptsd-agrees-on-special-protocol-assessment-for-phase-3-trials/
  24. Center for Drug Evaluation and Research. (2019). Fact Sheet: Breakthrough Therapies. U.S. Food and Drug Administration. https://www.fda.gov/regulatory-information/food-and-drug-administration-safety-and-innovation-act-fdasia/fact-sheet-breakthrough-therapies
  25. Mithoefer, M. C., Wagner, M. T., Mithoefer, A. T., Jerome, L., & Doblin, R. (2011, April). The safety and efficacy of {+/-}3,4-methylenedioxymethamphetamine-assisted psychotherapy in subjects with chronic, treatment-resistant posttraumatic stress disorder: The first randomized controlled pilot study. Journal of psychopharmacology (Oxford, England). Retrieved March 30, 2023, from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3122379/
  26. Mithoefer, M. C., Wagner, M., Mithoefer, A. T., Jerome, L., & Doblin, R. (2013). Durability of improvement in post-traumatic stress disorder symptoms and absence of harmful effects or drug dependency after 3,4-methylenedioxymethamphetamine-assisted psychotherapy: a prospective long-term follow-up study. Journal of psychopharmacology, 27(1), 28-39. https://doi.org/10.1177/0269881112456611
  27. Parrott, A. C. (2001). Human psychobiology of MDMA or “ecstasy”: An overview of 25 years of empirical research. Human psychopharmacology: Clinical and experimental, 16(S1), S71-S84. https://doi.org/10.1002/hup.308
  28. Home. Home – ClinicalTrials.gov. (n.d.). Retrieved March 30, 2023, from https://clinicaltrials.gov/
  29.  Inouye, A., & Wolfgang, A. (2022). Methylenedioxymethamphetamine (MDMA)-Assisted Therapy in Hawaii: A Brief Review. Cureushttps://doi.org/10.7759/cureus.26402 
  30. Strassman, Rick. DMT: The Spirit Molecule: A Doctor’s Revolutionary Research into the Biology of Near-Death and Mystical Experiences. Park Street Press, 2001.
  31. Strassman, Rick. DMT and the Soul of Prophecy. Park Street Press, 2014.
  32. Michael, P., Luke, D., & Robinson, O. (2021). An Encounter With the Other: A Thematic and Content Analysis of DMT Experiences From a Naturalistic Field Study. Frontiers in Psychology12https://doi.org/10.3389/fpsyg.2021.720717 
  33. Luke, David. “Psychedelic Experiences With N,N-Dimethyltryptamine (DMT): Qualitative Results.” Journal of Psychoactive Drugs, vol. 41, no. 3, 2009, pp. 205–213.
  34. Ponte, L., Jerome, L., Hamilton, S., Mithoefer, M., Yazar-Klosinski, B., Vermetten, E., & Feduccia, A. (2021, January 10). Sleep Quality Improvements After MDMA-Assisted Psychotherapy for the Treatment of Posttraumatic Stress Disorder. Wiley Online Library. Retrieved March 30, 2023, from https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/jts.22696
  35. Saavedra-Aguilar, J. C., & Gómez-Jeria, J. S. (1989). A neurobiological model for near-death experiences. Journal of Near-Death Studies7(4), 205–222. https://doi.org/10.1007/bf01074007 
  36. Feduccia, A. A., Jerome, L., Yazar-Klosinski, B., Emerson, A., Mithoefer, M. C., & Doblin, R. (2019). Breakthrough for Trauma Treatment: Safety and Efficacy of MDMA-Assisted Psychotherapy Compared to Paroxetine and Sertraline. Frontiers in Psychiatry10(650). https://doi.org/10.3389/fpsyt.2019.00650
  37. MAPS’ Phase 3 Trial of MDMA-Assisted Therapy for PTSD Achieves Successful Results for Patients with Severe, Chronic PTSD. (n.d.). Multidisciplinary Association for Psychedelic Studies – MAPS. https://maps.org/news/media/maps-phase-3-trial-of-mdma-assisted-therapy-for-ptsd-achieves-successful-results-for-patients-with-severe-chronic-ptsd/
  38. Mithoefer, M., Jerome, L., Ruse, J., Doblin, R., Gibson, E., & Ot’alora, M. (n.d.). A Manual for MDMA-Assisted Psychotherapy in the Treatment of Posttraumatic Stress Disorderhttps://maps.org/research-archive/mdma/MDMA-Assisted-Psychotherapy-Treatment-Manual-Version7-19Aug15-FINAL.pdf
  39. Sessa, B., Aday, J. S., O’Brien, S., Curran, H. V., Measham, F., Higbed, L., & Nutt, D. J. (2021). Debunking the myth of “Blue Mondays”: No evidence of affect drop after taking clinical MDMA. Journal of Psychopharmacology36(3), 360–367. https://doi.org/10.1177/02698811211055809 
  40. Szigeti, B., Winstock, A. R., Erritzoe, D., & Maier, L. J. (2018). Are ecstasy induced serotonergic alterations overestimated for the majority of users? Journal of Psychopharmacology32(7), 741–748. https://doi.org/10.1177/0269881118767646 
Bài Viết Liên Quan